Yết Kiêu
Yết Kiêu, một danh tướng thời Trần, anh hùng chống quân Nguyên, tênthật là Phạm Hữu Thế, con ông Phạm Hữu Hiệu, người thôn Hạ Bì và bà VũThị Duyên, người huyện Thanh Hà. Cha làm nghề chài lưới bên sông Quát,mẹ bán hàng nước ở bến đò. Cuộc sống bần hàn của một gia đình ngưdân nghèo khó và sớm mồ côi cha đã khiến Phạm Hữu Thế rất vất vả, phảichài lưới, cào hến giúp mẹ kiếm ăn ngay từ nhỏ. Cuộc sống trên sông nướcđã khiến ông bơi lội rất giỏi. Trong cuộc kháng chiến chống quân NguyênMông lần hai và lần ba, Phạm Hữu Thế với tài bơi lội "nhập thuỷ như phúcbình địa hỹ" (đi dưới nước ung dung, tự tại như trên đất bằng) đã lập nhiềucông lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân.Ông đã được nhân dân và vua quan nhà Trần gọi là Yết Kiêu (tên một loàicá lớn ngày xưa).
Trong dân gian, câu chuyện về danh tướng Yết Kiêu đã được truyền miệng lạiqua nhiều đời, thể hiện sự ngưỡng mộ và biết ơn của nhân dân ta đối vớivị tướng tài năng có công lớn với nước nhà.
Khi Yết Kiêu còn nhỏ, có một lần đang đi dọc theo bờ biển về làng, ông bỗng thấy trên bãi có hai con trâuđang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầmxông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâuchạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khinhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quábỏ vào miệng nuốt đi.Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dámđương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá,người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dướinước luôn sáu bảy ngày mới lên.
Năm 1285, nước Đại Việt bị giặc Mông Cổ phía Bắc lăm le xâm lược, nghe tiếng loa truyền tìm người ra giúp nước, Yết Kiêu quyết định lên đường tòng quân. Ông được tuyển dụng vào thủy quân nhà Trần. Cũng trong năm ấy, triều đình mở nhiều hội thi để tuyển chọn người tài, trong đó đấu vật được xem là cuộc thi quan trọng nhất để chọn người tài theo cạnh Trần Hưng Đạo. Tương truyền trong cuộc thi đấu vật, những ai tham gia đấu vật với Đô Châu, gia nhân đấu vật giỏi của Trần Ích Tắc đều mất mạng. Thấy thế, Yết Kiêu liền xông vào ứng đấu. Thay vì quật ngã Đô Trâu, ông nhấc bổng hắn lên, sau đó làm cho hắn ngã ngửa bụng lên trời. Sau khi thắng, Yết Kiêu tha chết cho Đô Châu. Cảm phục tấm lòng của Yết Kiêu, Đô Châu quỳ lạy đội ơn và nhận thua tâm phục khẩu phục. Thế nên, trong đền Quát hiện nay có linh vật ông Phỗng Đá đang quỳ lạy. Sau cuộc vật, Yết Kiêu được Trần Hưng Đạo mời làm gia nô và dần trở thành danh tướng thủy quân kiệt xuất thời nhà Trần.
Nhiệm vụ của Yết Kiêu là tìm cách đục thuyền của giặc trong đêm.Khi màn đêm buông xuống, Yết Kiêu tìm cách vượt qua hàng línhbảo vệ thuyền giặc rồi nhẹ nhàng đục thuyền giặc. Mỗi thuyền phảiđục khoảng trên 20 lỗ, đục được lỗ nào lại phải dùng giẻ đã cuộntròn và buộc dây đút lút lại. Những cuộn giẻ ấy đều được buộc lạivới nhau bằng một sợi dây. Một đêm, Yết Kiêu đục được khoảng 30thuyền giặc. Đến gần sáng khi đã đục đủ số thuyền đã định, YếtKiêu liền kéo dây khiến những nút giẻ trôi ra khỏi thuyền, khiếnhàng chục thuyền giặc bị đắm. Hoàn thành nhiệm vụ, ông lại nhẹnhàng bơi về địa điểm an toàn.
Lúc đầu bọn chúng không hiểu lí do vì sao tàu chìm, về sau khi biếtnguyên nhân do có người đục thuyền, bọn chúng tìm cách giănglưới để bắt Yết Kiêu. Khi bị bắt, trói trên thuyền, tướng giặc tra hỏi :
- Nước Nam có bao nhiêu người tài như ngươi ?
Ông liền trả lời :
- Không kể những người đi lại dưới nước suốt 10 ngày không lên, còn nhưhạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không thể chở hết.Hiện giờ ở dưới đó hết lớp này xuống lại lớp kia lên không mấy khi vắngngười.
Nghe nói thế, bọn giặc kinh sợ cuối cùng chúng dỗ dành :
- Mày muốn tốt phải đưa chúng tao đi bắt sẽ có hậu thưởng, bằng khôngthì sẽ giết chết.
- Được, theo ta, ta chỉ cho !
Quân giặc tưởng thật, bắt ông cùng với mười tên quân đem vó sắt ngồitrên thuyền nhỏ ra biển dò tìm, trong lúc bọn chúng lơ là, ông nhảy xuống biển và lặn về tới doanhtrại của Trần Hưng Đạo.
Chúng nó trông nhau ngơ ngác. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệthại khá nặng, lại nghe Yết Kiêu nói nước Nam có nhiều người tài lặn nêncuối cùng chúng đành phải quay tàu trở về không dám quấy nhiễu nữa.
Khi quân Nguyên xâm lược nước ta, nhà Trần dùng kế sách sơ tán bỏ nhà không để đánh lừa giặc.Trong kế hoạch đó, Yết Kiêu được Trần Hưng Đạo cử đi bảo vệ haivua Trần cùng đoàn thuyền rồng hoàng tộc, sơ tán về Nam Địnhbằng đường sông. Trên đường đi gặp gió to, sóng lớn nước sôngchảy xiết làm đoàn thuyền rồng bị chao đảo như muốn chìm xuốnglòng sông. Để tìm hiểu nguyên nhân, Yết Kiêu liền lặn xuống đáysông. Sau khi biết do con Giảo Long quậy phá, ông liền tâu vua xinđược giết Giảo Long trừ hại cho dân. Giết xong Giảo Long, ông xáchđầu nó lên tâu vua, từ đó ông giữ làm trọng thần trong triều.
Yết Kiêu còn được giao nhiệm vụ cản thuyền giặc để bảo toàn cho vuarút quân. Trong lúc nguy khốn quân giặc đông gấp bội, tự nhiên cómột con cá rất lớn lao tới. Yết Kiêu đã nhảy lên lưng cá và biến mấtvào lòng sông sâu, giúp thuyền rồng rút lui an toàn.
Giai thoại về Yết Kiêu còn ghi chép một chuyện như sau, để cảnđường cho Trần Hưng Đạo lui binh, Yết Kiêu ở lại hi sinh thân mìnhvà không may bị quân giặc vây bắt và trói ở cột buồm, đêm đến khinghe tiếng chim hạc kêu trên trời ông liền thưa rất cung kính, cóthể hiểu theo kiểu hiện đại là :
- Dạ, có em đây.
Tướng giặc là PhạmNhan thấy vậy ngạc nhiên hỏi :
- Tiếng hạc kêu sao mày thưa ?.
YếtKiêu đáp :
- Anh tao đang đi tìm tao đó.
Phạm Nhan nói tiếp :
- Màygọi anh mày xuống đây, tao thưởng.
Yết Kiêu trả lời :
- Bọn mày cởitrói cho tao, làm cơm rượu ngon, tao mời anh tao xuống.
PhạmNhan tưởng rằng sẽ bắt thêm được một tướng giỏi nước Nam liềncho người cởi trói, lợi dụng đêm tối, Yết Kiêu ôm lấy Phạm Nhan rồi nhảy xuống nước biến mất, Phạm Nhan bị bắt giải về cho TrầnHưng Đạo xét xử, Yết Kiêu lập công lớn với Triều Đình
Nổi tiếng khắp thiên hạ, thế nhưng ông chỉ yêu một người phụ nữduy nhất tên là Vân. Tương truyền cô Vân là con của lão lái đò bếnBạch Đằng (Quảng Ninh), ít ai biết ông lái đò ấy chính là một tướnggiỏi ở ẩn và là người có tấm bản đồ dẫn đến nơi có sắt để mọingười lấy để bịt đầu nhọn cắm sông Bạch Đằng trong trận chiếnchống quân Nguyên Mông. Sau khi giặc xâm lấn đất nước, vị tướngở ẩn ấy quay trở lại phò trợ Yết Kiêu đánh giặc. Trong thời gian ấy,Yết Kiêu có dịp gặp gỡ người con gái tài sắc vẹn toàn tên Vân. Haingười đều cảm mến nhau nhưng chưa kịp nói thành lời. Nàng Vânlà người không tiếc tính mạng của mình, lao ra đỡ mũi tên cho YếtKiêu trong một trận đánh, để rồi chết trên tay Yết Kiêu. Khi nàngVân "ra đi", trái tim của Yết Kiêu cũng "đi theo" nàng. Thế nên, đếncuối cuộc đời mình, Yết Kiêu không lấy bất kỳ ai làm vợ và từ chốilàm chồng của 3 nàng công chúa :
Lần thứ 1 : Tương truyền rằng khi Yết Kiêu hộ giá hoàng tộc nhàTrần về Nam Định, khi trực tiếp chứng kiến cảnh ông lặn xuốngsông giết chết Giảo Long rồi mang đầu về cho nhà vua xem, côngchúa An Tư và quận chúa Đinh Lan cùng cảm mến ông. Quận chúaĐinh Lan liền tâu với triều đình xin được lấy Yết Kiêu làm chồng, thếnhưng Yết Kiêu một mực từ chối. Ông từ chối việc thay tên, đổi họ(thời Trần quy định cùng họ mới được lấy nhau để tránh mất ngôibáu vào tay ngoại tộc) để lấy quận chúa khiến nàng vô cùng tứcgiận hạ lệnh chém đầu ông.
Lần thứ 2 : Khác với quận chúa Đinh Lan, công chúa An Tư chỉ dámthầm thương trộm nhớ Yết Kiêu. Nàng yêu Yết Kiêu, thế nhưng tìnhyêu ấy chỉ dám để ở trong lòng bởi nàng luôn đặt đất nước lênhàng đầu. Nàng cam tâm làm vật cống nạp sang nước Miên đểđem tin tức về cho đất nước. Trước khi sang, nàng yêu cầu TrầnHưng Đạo cho gặp Yết Kiêu. Sau khi gặp xong, An Tư yêu cầu TrầnHưng Đạo cho Yết Kiêu làm cầu nối đem những tin tức nàng thuthập được về nước. Nàng giao cho Yết Kiêu bông lan đá và coi nó làvật đính ước giữa hai người. Sau nhiều lần đem tin tức từ trại giặcvề nước, do sơ hở, Yết Kiêu bị giặc bắt được. Khi bắt được Yết Kiêu,chúng đem ông đến cho công chúa An Tư nhận diện. Đến nơi, côngchúa An Tư nói :
- Ta quyền cao chức trọng, làm sao biết đến hạngtiểu tốt. Nếu đúng là Yết Kiêu, môi trường sống là dưới nước.
Nghe nàng nói đến đây, Yết Kiêu vùng dậy nhảy xuống sông thoát.
Lần thứ 3 : Sau khi đánh thắng giặc Nguyên, Yết Kiêu được cử đi sứ.Sang đó, thấy dáng vẻ tuấn tú của ông cũng như nghe được nhữngtài năng xuất chúng của Yết Kiêu, con gái vua Nguyên khi ấy làcông chúa Ngọc Hoa đã đem lòng thương nhớ, say ông như điếuđổ. Vua Nguyên thấy vậy thì có ý định ép gả công chúa Ngọc Hoacho ông. Ông không muốn lấy nhưng không thể từ chối thẳngthừng, Yết Kiêu mới xin phép vua Nguyên để trở về nước xin phépvua Trần. Nghe hợp tình, vua Nguyên cho ông về nước. Công chúaNguyên triều đợi mãi không thấy Yết Kiêu sang thì xin vua cha chosang đất Đại Việt để làm lễ thành hôn với Yết Kiêu. Biết tin này, vuaquan nhà Trần muốn ngăn cản cuộc hôn nhân, đã báo tin Yết Kiêuqua đời khi công chúa Nguyên triều mới đi đến vùng biển QuảngĐông giáp biên giới Đại Việt. Hay tin ông chết, công chúa NgọcHoa liền lập đền thờ cúng ông trong 7 ngày. Khi cúng, nàng nói :
- Trên đời không nên chàng và thiếp, thiếp xin nguyện xuống để gầnchàng mãi mãi.
Sau đó, nàng gieo mình xuống sông. Thấy nànggieo mình tự vẫn, 9 nàng hầu cùng hai bá quan theo hầu cũng gieomình xuống sông theo nàng. Những vần thơ được lưu truyền đếnngày nay, tương truyền được công chúa nhà Nguyên ngâm ngợi vàthêu vào khăn áo gửi theo đoàn sứ bộ Đại Việt :
Lên lầu dạ thấy bồi hồi
Trăng soi bóng nước, nước trời hòa nhau
Cùng ta thưởng nguyệt đêm nao
Bây giờ đã ở phương nào, người ơi
Yết Kiêu yêu nàng Vân, thế nhưng ngày nay, trong đền thờ Yết Kiêuchỉ có công chúa Ngọc Hoa được thờ cùng Yết Kiêu cùng nhữnglinh vật khác. Theo lý giải của nhiều người, việc công chúa NgọcHoa được thờ tự chính là thể hiện mối quan hệ hữu hảo giữa hai giữa hai nước. Bức tượng gỗ hiện nay của công chúa Ngọc Hoa tươngtruyền được đẽo từ khúc gỗ nổi lên nơi Ngọc Hoa trẫm mình chết.
Hồ Hải xông pha tỏ ý mình
Không nề lặn lội cứu sinh linh
Đáy nước khoan thuyền bắt Bá Linh
Cướp vía Thoát Hoan khi đắc báo
Giáp oai Hưng Đạo lúc hành binh
Một mai phá giặc thành công lớn
Rạng vẻ trời Nam một tướng tinh
Lịch sử nước Việt nói chung và nhà Trần nói riêng là một bức tranhđầy đủ màu sắc để hậu nhân ngàn đời sau học hỏi, nhà Trần tồnvong được hay không cũng chính là nhờ những bậc tài tướng nhưYết Kiêu đã góp phần không nhỏ cho những cuộc chiến bảo vệ đấtnước khỏi giặc ngoại xâm. Bài viết được tiếp cận dưới cái nhìn củanhững nhà sử gia, những câu đối đáp được dịch nghĩa tương đối hiệnđại giúp các bạn có cái nhìn dễ hiểu nhất về những bậc kỳ tài tronglịch sử nước Việt. Cùng nhau tìm hiểu lịch sử để có cái nhìn nhiềuchiều nhất để không đi vào vết xe đổ của tiền nhân chứ đừng tìmhiểu lịch sử để bôi bác hay phê phán tiền nhân, đó là 1 phần của lịchsử và chúng ta là hậu thế, chúng ta hãy học cách chấp nhận thay vìviệc mang căm tức trong người.
Nguồn bài viết : http://truyenxuatichcu.com/truyen-thuyet-viet-nam/yet-kieu-vi-tuong-chung-tinh-tu-choi-tinh-yeu-cua-3-co-cong-chua.html
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Vip