Vấn nạn khủng bố
Đề 14: Hiện nay, khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
1. Mở bài
- Cách đây hơn 1 năm, ngày 13-11-2015, cả thế giới bàng hoàng đau đớn khi tổ chức khủng bố IS ném bom và xả súng đẫm máu ở Paris khiến 129 người thiệt mạng. Và hàng loạt vụ ném bom tự sát ở Mĩ, Afganistan, Iraq hay ở Ai cập và Anh… đã vẽ ra tình hình an ninh ngày càng bất ổn trên thế giới. Bởi thế, thật đúng khi nói rằng: khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Khủng bố là hình thức đấu tranh xã hội cực đoan bằng bạo lực, dùng bạo lực làm thước đo mức độ đấu tranh.
b) Bàn luận
(1) Thực trạng
- Khủng bố nhà nước: Nhà nước này dùng bạo lực có tổ chức để đàn áp, tấn công một nhà nước khác. Có hai hình thức: bạo lực chính trị tạo sức ép và bạo lực vũ trang tấn công hủy diệt.
- Các tổ chức khủng bố: Một nhóm người (cùng tôn giáo, đảng phái hoặc cùng động cơ, mục đích) dùng bạo lực để gây sức ép với một thể chế chính trị, một bộ phận dân cư.
- Khủng bố cá nhân: Dùng các hình thức bạo lực (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…) đối với cá nhân khác.
(2) Nguyên nhân
- Ẩn giấu đằng sau quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội là các quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Xét đến cùng, khủng bố cũng là nhằm đạt được những lợi ích (kinh tế, chính trị, quyền lực)
- Sự xung đột, mâu thuẫn không giải quyết được giữa các tôn giáo, đảng phái trong xã hội.
- Sự ích kỉ, độc ác, vô nhân tính của con người khiến con người mất đi sự tỉnh táo của lí trí, sự sâu sắc trong nhận thức.
(3) Hậu quả
- Đe dọa sự sống của một quốc gia, một dân tộc.
- Đe dọa sự an toàn về tính mạng, của cải và an ninh xã hội ở các mức độ khác nhau.
- Tạo nên những áp lực nặng nề về tâm lí.
- Trong xã hội hiện nay, khủng bố đe dọa ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia, các dân tộc, phá vỡ nền hòa bình, tức là đi ngược lại với khát vọng của con người và lấy đi cơ hội phát triển của các dân tộc.
Khủng bố là kẻ thù của con người và của tất cả các dân tộc chân chính. Vì vậy cần phải loại trừ khủng bố (dù là dưới bất kì hình thức nào) ra khỏi cuộc sống của con người.
(4) Giải pháp
- Cần bắt đầu từ vấn đề gốc rễ của khủng bố: Cần nhận thức đúng đắn về lợi ích và giải quyết hài hòa những quan hệ lợi ích của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm người xã hội.
- Khủng bố là vấn đề toàn cầu, phức tạp, khó giải quyết, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia và của toàn nhân loại nói chung.
- Kết hợp những giải pháp mang tính chính trị, không lạm dụng bạo lực trong ngăn chặn khủng bố vì bạo lực sẽ nuôi dưỡng bạo lực. Thực tế cho thấy khi các tổ chức khủng bố bị dồn ép sẽ càng điên cuồng hơn và đẩy bạo lực lên trình độ cao, quy mô lớn hơn.
- Ở mỗi quốc gia, cần xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng thực sự, không còn áp bức bóc lột để hạn chế những mâu thuẫn, xung đột.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức khủng bố là hành vi giải quyết xung đột tiêu cực, gây hại cho con người.
- Hành động: Nhận thức đúng vấn đề và tỉnh táo trước mọi hành động kêu gọi ủng hộ khủng bố của những kẻ cực đoan. Chuyên tâm học tập, rèn luyện đạo đức, sống yêu thương, chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.
3. Kết bài
Hòa bình luôn là khát vọng vĩnh cửu của nhân loại trên toàn thế giới. Và từ xưa đến nay, loài người luôn đấu tranh để đạt được khát vọng đó. Chúng ta tin rằng, bằng sự nỗ lực của các quốc gia trong công cuộc chống khủng bố, bằng tinh thần đoàn kết, tình yêu thương của con người với con người, ánh sáng hòa bình sẽ tỏa rạng khắp mọi nơi trên trái đất này và nỗi đau khủng bố sẽ mãi chìm trong quá khứ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Vip